Tag Archives: máy in mã vạch

BỒ ĐÀO NHA QUẢNG BÁ DU LỊCH BẰNG HÌNH ẢNH MÃ QR TRÊN VỈA HÈ

BỒ ĐÀO NHA QUẢNG BÁ DU LỊCH BẰNG HÌNH ẢNH MÃ QR TRÊN VỈA HÈ

Chính phủ Bồ Đào Nha đã hiện thực hóa ý tưởng xây dựng vỉa hè lát sỏi kiểu truyền thống của đất nước này theo phong cách hoàn toàn hiện đại, đồng thời góp phần quảng bá du lịch quốc gia.

Nhằm thực hiện mục tiêu quảng bá, giới thiệu cho khách du lịch biết về Bồ Đào Nha.

 

Chính phủ nước này thực hiện chính sách lát sỏi kiểu truyền thống của đất nước này theo phong cách hoàn toàn hiện đại, đó là lát sỏi vỉa hè theo dạng mã QR

BỒ ĐÀO NHA QUẢNG BÁ DU LỊCH BẰNG HÌNH ẢNH MÃ QR TRÊN VỈA HÈ

 

Vỉa hè QR đầu tiên được thi công ở khu trung tâm Chiado Square của thủ đô Lisbon, và sau đó đến thành phố Barcelona. Mã QR trên đó giới thiệu cho du khách về đất nước Bồ Đào Nha và thành phố Lisbon.

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 19, Ngõ 102 Trường Chinh, Quận Đống Đa, Hà Nội.

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com

 

 

 

 

 

 

 

 

MÃ VẠCH GHI LẠI SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

mã vạch - bird

Với dự án này, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích toàn bộ mẫu gien của các loài và trên cơ sở đó tiến hành lập mã vạch cho từng loài để giúp phân biệt chúng với loài khác một cách nhanh chóng, chính xác và dễ dàng. Mã vạch được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất hàng hóa nhưng ứng dụng công nghệ mã vạch cho sự sống là điều chưa từng có.

banksy báo đốm

 

Cũng giống như hiện nay chúng ta sử dụng máy tính truy nhập vào Google để tìm kiếm hình ảnh hay thông tin về một loài nào đó. Trong tương lai chúng ta sẽ có những chiếc máy tính siêu hiện đại có thể đọc toàn bộ mã vạch và truy nhập vào thông tin của loài. Giáo sư Dan Janzen ở Đại học Pennsylvania (Mỹ) so sánh “Nó cũng tương tự như khi cảnh sát chỉ kịp nhìn thấy biển số của chiếc xe vi phạm luật và từ đó có thể biết chủ xe là ai và chiếc xe được mua khi nào”. Và đó cũng là những gì chúng ta sẽ làm với mã vạch để liên kết con người với kho tàng thông tin mà các nhà phân loại học, sử học tự nhiên và sinh thái học đã dày công tích lũy trong 200 năm.

động vật barcode

 

Theo kế hoạch, những dự án khởi đầu sẽ tập trung mã vạch cho hai loài chim và cá để ghi nhận chi tiết về cấu trúc gien của chúng.

cá - mã vạch Bird - mã vạch

 

Vừa qua, tại Luân Đôn đã khai mạc Hội thảo về dự án nói trên nhằm thu thập các dữ liệu mã vạch tổng thể về tất cả loài cá – mà hiện được biết là có khoảng 15.000 loài cá nước mặn8.000 loài cá nước ngọt. Dự án kế tiếp sẽ lập danh sách tên của 10.000 loài chim trên thế giới trước khi mã vạch 8.000 loài thực vật ở Costa Rica, Trung Mỹ.

cá - fish - mã vạch mã vạch - bird

 

Với thông tin thu được từ công trình này, các nhà khoa học sẽ có thể giúp hoạch định những chính sách quản lý và bảo tồn thế giới tự nhiên hiệu quả hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 8, Ngõ 20 Đại La, Quận Hai Bà Trưng,

Hà Nội

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com

 

 

 

 

 

 

 

 

SỬ DỤNG MÃ VẠCH ĐỂ CẤP THUỐC CHO BỆNH NHÂN

Vòng tay gắn mã vạch của bệnh nhân

Mặc dù nhiều bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế Anh hiện sử dụng mã vạch đối với bệnh án để theo dõi kết quả xét nghiệm song hiếm khí tìm thấy mã vạch trên chính cơ thể bệnh nhân. Các quan chức Bệnh viện Charing Cross hy vọng hệ thống mới sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân bằng cách giảm những sai lầm liên quan tới cấp phát thuốc. Charing Cross chỉ là một trong hai bệnh viện duy nhất trên thế giới thử nghiệm hệ thống mã vạch mới này.

Tủ thuốc Smart Cart

Tủ thuốc Smart Cart.

 

Hệ thống sẽ kết nối bệnh nhân với một chiếc xe đẩy thuốc có gắn máy tính tên là Smart Cart (xe thông minh). Bệnh nhân tại Charing Cross mang một vòng tay có gắn mã vạch. Khi y tá quét mã vạch trong phiên phát thuốc hàng ngày, một chiếc ngăn kéo nhỏ trong xe đẩy công nghệ cao bật mở và bên trong là thuốc dành cho bệnh nhân đó.

Ann Jacklin, giám đốc cấp phát thuốc tại Bệnh viện Charing Cross, cho biết: “”Hiện chúng tôi quét mã vạch trên vòng tay của bệnh nhân giống như trong siêu thị. Ban đầu, chúng tôi lo ngại không biết bệnh nhân có khó chịu khi bị quét giống như một… hộp đậu hay không, song phần lớn họ đều rất thích. Họ dần dần quen với công nghệ này và cảm thấy an tâm””.

Mã vạch kết nối bệnh nhân với loại thuốc đúng của họ thông qua hai hệ thống tự động khác trong bệnh viện. Bác sĩ sử dụng hệ thống máy tính để kê đơn cho bệnh nhân. Hệ thống máy tính đó kiểm soát một cánh tay robot bốc thuốc tại trạm phát thuốc chính của bệnh viện, nơi đặt một tủ thuốc được điều khiển bằng kỹ thuật số. Các y tá gọi nó là “chiếc tủ thần kỳ”. Từ đây, thuốc được cho lên xe Smart Cart. Toàn bộ hệ thống do Công ty MDG Medical của Mỹ chế tạo.

Các nhà quản lý bệnh viện sẽ đánh giá số lỗi liên quan tới phát thuốc trong suốt thời gian sử dụng hệ thống và xác định liệu nó có góp phần… giảm chi phí phát thuốc hay không. Kết quả sẽ được công bố vào đầu năm tới. Bệnh viện John Radcliffe ở Oxford cũng gắn mã vạch cho bệnh nhân truyền máu và sử dụng nó tại Khoa Huyết học để kết nối bệnh nhân với máu xét nghiệm của họ.

 

Vòng tay gắn mã vạch của bệnh nhân

Vòng tay gắn mã vạch của bệnh nhân.

Ngoài những ứng dụng trên, một số bệnh viện trên thế giới còn gắn mã vạch chứa dấu vân tay của trẻ sơ sinh để tránh nhầm lẫn. Một ví dụ điển hình là hệ thống tại Khoa Sản của Bệnh viện La Zarzuela ở Madrid, Tây Ban Nha. Ngay khi được sinh ra, vân tay của bé, cùng vân tay của mẹ, được mã hoá dưới dạng mã vạch điện tử và được đeo vào cổ tay của cả hai mẹ con. Ngoài ra, mã vạch còn chứa những thông tin khác gồm chi tiết của bà mẹ và thông tin về bác sĩ hộ sinh. Trên thực tế, mã vạch hoạt động như một tấm thẻ căn cước dành cho trẻ sơ sinh.

Nếu có nghi ngờ về nhầm lẫn, mã vạch sẽ được quét qua máy để khớp trẻ với mẹ. Maria Burgoa, phó giám đốc điều hành tại La Zarzuela cho biết: “Nhận nhầm tại Khoa Sản không xảy ra thường xuyên tại Tây Ban Nha. Các bậc phụ huynh thường lo ngại về an ninh và an toàn của con họ khi chúng được đưa tới Khoa khác trong bệnh viện. Hệ thống mã vạch giúp giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn này“.

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 8, Ngõ 20 Đại La, Quận Hai Bà Trưng,

Hà Nội

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com

 

 

 

 

Barcode horse

Barcode horse

Mã vạch ngày nay không còn xa lạ gì với chúng ta. Mã vạch được in trên tất cả các sản phẩm từ đồ dùng sinh hoạt cho đến các thiết bị máy móc.

Tuy nhiên, mọi người chỉ hay biết đến những mẫu mã vạch khô khan, tẻ nhạt mà lại không biết rằng thế giới mã vạch vô cùng đa dạng và độc đáo.

Với hình ảnh những chú ngựa đua hay ngựa vằn mọi người sẽ thấy được một khía cạnh mới của mã vạch

Barcode horse

Barcode horseBarcode horse

Barcode horse Barcode horse

Barcode horse

Barcode horse

Barcode horse

Barcode horse

Barcode horse

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 19, Ngõ 102 Trường Chinh, Quận Đống Đa,

Hà Nội.

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

– 53 Tam Châu, Tam Phú, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã vạch cho những “món – hàng – người”

Mã vạch cho những món - hàng - người

20 bức ảnh cho cảm giác tức thở đến khó chịu. có gì đó thật tàn nhẫn khi gương mặt mỗi người đều bị che bởi bảng mã vạch – loại mã vạch dùng cho hàng hóa!

 

Mã vạch cho những món - hàng - người

 

Phía sau số mã vạch 893 – con số thông báo xuất xứ hàng hóa là từ Việt Nam. Những nhân vật cầm bảng mã vạch che ngang mặt mình. Họ từng là món hàng được bán và định giá như thể đồ vật. Dữ liệu về họ trên bảng mã vạch là năm sinh và ngày tháng bị bắt cóc (hoặc bị bán). Họ gồm những thiếu phụ trẻ, sơn nữ mới lớn, trẻ con đang tuổi đến trường, thậm chí cả bé sơ sinh chưa rời vú mẹ. Có người trong số họ khi được giải cứu trở về Việt Nam, thì gia đình đã bị thảm sát bởi bọn bắt cóc buôn người, hoặc đã ly tán. Cuộc sống an bình của họ bị đứt gãy vào chính cái ngày khủng khiếp được in trên mã vạch bức ảnh.

Nhiếp ảnh gia Na Sơn, tác giả của Mã vạch đã nhiều năm gắn bó với Hà Giang. Anh mong muốn chuyển tải một thông điệp mang tính cảnh báo đến cộng đồng, thông qua loạt ảnh về những nạn nhân của các vụ mua bán và bắt cóc người đã xảy ra ở khu vực biên giới Đông Bắc. Na Sơn chia sẻ: “Tôi bắt đầu đề tài này với thách thức: đã có quá nhiều bài báo viết về nạn buôn người, phải làm sao để cách kể của ảnh khác những câu chuyện báo chí từng viết. Nghệ thuật luôn là con đường ngắn nhất chạm đến cảm xúc, nên tôi chọn cách thể hiện qua góc nhìn nghệ thuật, câu chuyện trong ảnh không trực diện và trần trụi như cách kể của phóng sự ảnh. Sau quá trình gom tư liệu, đọc hồ sơ hàng trăm vụ án buôn bán người, tôi chọn nhân vật và tìm đến họ. Chụp chân dung nạn nhân thì làm sao để bảo vệ nhân thân của họ? Các em bé sẽ lớn lên và đi học, những thiếu nữ sẽ lấy chồng và sinh con, ai cũng cần làm lại hoặc tiếp tục cuộc đời mình trong sự tôn trọng, không định kiến. Ý tưởng về bảng mã vạch nảy ra, không chỉ để che gương mặt thật của các nạn nhân. Các code vạch trên mỗi bức hình không giống nhau, là thông tin về số phận và biến cố cuộc đời của họ”.

Tìm đến những bản làng heo hút, Na Sơn chụp ảnh các nạn nhân trong không gian sống của chính họ, hoặc tại nơi chốn họ từng bị bắt đi. Bọn trẻ và những người đàn bà đang ngồi chơi, đang giặt giũ, cõng củi từ rừng về, đang xay ngô… những khoảnh khắc ấy được ống kính máy ảnh lưu lại. Nếu bỏ đi những bảng mã vạch, có thể sẽ hiện ra từng bức chân dung đẹp, nhưng khi “bịt” bảng mã vạch lên từng gương mặt, thì đầy ngập cảm giác khủng khiếp của sự tàn nhẫn: đẹp hay xấu, già hay trẻ, đều bị xóa sạch dấu hiệu nhận diện, chỉ còn là hàng hóa.

 

Mã vạch cho những món - hàng - người

 

“Nhiều nạn nhân tôi không thể tìm gặp, vì họ đã tự trở lại địa ngục bên kia biên giới mà họ từng được giải cứu ra. Ở Hà Giang, cứ giáp hạt là đói đến mất người. Tôi mới nghe kể, một xã giáp biên có khoảng ngàn đàn ông trốn sang Trung Quốc lao động khổ sai như nô lệ, ở nhà chỉ còn đàn bà và con nít. Tự nguyện làm hàng hóa – đó lại là một câu chuyện khác về những phận đời tận khổ!” – Na Sơn chua xót. Anh kể tiếp: “Trước khi đến gặp các nhân vật, tôi đã đọc kỹ hồ sơ vụ án của họ. Những tình tiết trong hồ sơ rùng rợn hơn nhiều lần câu chuyện hồn nhiên họ kể lại. Tôi bị ám ảnh từ lời tường thuật thật thà, được diễn đạt bình thường đến đáng sợ của các nạn nhân. Chuyện buôn bán người diễn ra quanh họ quá nhiều, nhiều đến nỗi nạn nhân không còn thấy mình là hoàn cảnh dị biệt, đến mức việc số phận con người bị định đoạt như món đồ cũng chỉ như vài chuyện đen tối tất yếu của cuộc sống. Sự chấp nhận thản nhiên ấy mới thật sự khủng khiếp!”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 19, Ngõ 102 Trường Chinh, Quận Đống Đa,

Hà Nội.

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã vạch cho những “món – hàng – người”

20 bức ảnh cho cảm giác tức thở đến khó chịu. có gì đó thật tàn nhẫn khi gương mặt mỗi người đều bị che bởi bảng mã vạch – loại mã vạch dùng cho hàng hóa!

+ Phía sau số mã vạch 893 – con số thông báo xuất xứ hàng hóa là từ Việt Nam. Những nhân vật cầm bảng mã vạch che ngang mặt mình. Họ từng là món hàng được bán và định giá như thể đồ vật. Dữ liệu về họ trên bảng mã vạch là năm sinh và ngày tháng bị bắt cóc (hoặc bị bán). Họ gồm những thiếu phụ trẻ, sơn nữ mới lớn, trẻ con đang tuổi đến trường, thậm chí cả bé sơ sinh chưa rời vú mẹ. Có người trong số họ khi được giải cứu trở về Việt Nam, thì gia đình đã bị thảm sát bởi bọn bắt cóc buôn người, hoặc đã ly tán. Cuộc sống an bình của họ bị đứt gãy vào chính cái ngày khủng khiếp được in trên mã vạch bức ảnh.

Nhiếp ảnh gia Na Sơn, tác giả của Mã vạch đã nhiều năm gắn bó với Hà Giang. Anh mong muốn chuyển tải một thông điệp mang tính cảnh báo đến cộng đồng, thông qua loạt ảnh về những nạn nhân của các vụ mua bán và bắt cóc người đã xảy ra ở khu vực biên giới Đông Bắc. Na Sơn chia sẻ: “Tôi bắt đầu đề tài này với thách thức: đã có quá nhiều bài báo viết về nạn buôn người, phải làm sao để cách kể của ảnh khác những câu chuyện báo chí từng viết. Nghệ thuật luôn là con đường ngắn nhất chạm đến cảm xúc, nên tôi chọn cách thể hiện qua góc nhìn nghệ thuật, câu chuyện trong ảnh không trực diện và trần trụi như cách kể của phóng sự ảnh. Sau quá trình gom tư liệu, đọc hồ sơ hàng trăm vụ án buôn bán người, tôi chọn nhân vật và tìm đến họ. Chụp chân dung nạn nhân thì làm sao để bảo vệ nhân thân của họ? Các em bé sẽ lớn lên và đi học, những thiếu nữ sẽ lấy chồng và sinh con, ai cũng cần làm lại hoặc tiếp tục cuộc đời mình trong sự tôn trọng, không định kiến. Ý tưởng về bảng mã vạch nảy ra, không chỉ để che gương mặt thật của các nạn nhân. Các code vạch trên mỗi bức hình không giống nhau, là thông tin về số phận và biến cố cuộc đời của họ”.

Tìm đến những bản làng heo hút, Na Sơn chụp ảnh các nạn nhân trong không gian sống của chính họ, hoặc tại nơi chốn họ từng bị bắt đi. Bọn trẻ và những người đàn bà đang ngồi chơi, đang giặt giũ, cõng củi từ rừng về, đang xay ngô… những khoảnh khắc ấy được ống kính máy ảnh lưu lại. Nếu bỏ đi những bảng mã vạch, có thể sẽ hiện ra từng bức chân dung đẹp, nhưng khi “bịt” bảng mã vạch lên từng gương mặt, thì đầy ngập cảm giác khủng khiếp của sự tàn nhẫn: đẹp hay xấu, già hay trẻ, đều bị xóa sạch dấu hiệu nhận diện, chỉ còn là hàng hóa.

“Nhiều nạn nhân tôi không thể tìm gặp, vì họ đã tự trở lại địa ngục bên kia biên giới mà họ từng được giải cứu ra. Ở Hà Giang, cứ giáp hạt là đói đến mất người. Tôi mới nghe kể, một xã giáp biên có khoảng ngàn đàn ông trốn sang Trung Quốc lao động khổ sai như nô lệ, ở nhà chỉ còn đàn bà và con nít. Tự nguyện làm hàng hóa – đó lại là một câu chuyện khác về những phận đời tận khổ!” – Na Sơn chua xót. Anh kể tiếp: “Trước khi đến gặp các nhân vật, tôi đã đọc kỹ hồ sơ vụ án của họ. Những tình tiết trong hồ sơ rùng rợn hơn nhiều lần câu chuyện hồn nhiên họ kể lại. Tôi bị ám ảnh từ lời tường thuật thật thà, được diễn đạt bình thường đến đáng sợ của các nạn nhân. Chuyện buôn bán người diễn ra quanh họ quá nhiều, nhiều đến nỗi nạn nhân không còn thấy mình là hoàn cảnh dị biệt, đến mức việc số phận con người bị định đoạt như món đồ cũng chỉ như vài chuyện đen tối tất yếu của cuộc sống. Sự chấp nhận thản nhiên ấy mới thật sự khủng khiếp!”.

Đánh dấu mã vạch DNA trên sinh vật

Đánh dấu mã vạch DNA trên sinh vật


Dự án mã vạch sinh vật sống quốc tế (International Barcode of Life Project – iBOL), là thư viện mã vạch DNA đầu tiên trên thế giới và là dự án lưu trữ hệ gene lớn nhất thế giới đang hoàn thiện.

Đánh dấu mã vạch DNA trên sinh vật

 

 

Ở đây, các nhà khoa học sẽ dùng một đoạn DNA để tạo cơ sở dữ liệu cho mọi hình thái sinh vật sống để có thể xác định được. Để có được mã vạch, các nhà khoa học dùng một đoạn DNA ngắn lấy từ phần mô tiêu chuẩn. Một khi đã tạo được mã vạch rồi, nó được lưu trữ vào thư viện iBOL.

 

Sinh vật có thể được đánh dấu mã vạch DNA giúp cho việc nhận dạng chính thức được dễ dàng. Trong vòng 1 tuần, mọi người có thể tham khảo mã vạch trực tuyến bằng cách đăng kí một tài khoản miễn phí tại www.boldsystems.org.

 

Hiện nay, thư viện đã có mã vạch của hơn 87.000 loài đã được nhận dạng chính thức và hơn 1 triệu mẫu mã vạch trong đó có 1,9 triệu loài đã có tên và họ.

 

Ngoài việc nỗ lực cứu gấu trắng bắc cực và hổ khỏi nguy cơ diệt vong, thư viện này sẽ góp phần nhiều hơn trên phương diện kinh tế như đảm bảo cá hồi tại chợ và nhà hàng sẽ được xác nhận là thật, hay xác định chính xác danh tính của các loại thực phẩm khi xuất, nhập khẩu giữa các nước.

 

Và như vậy hệ mã vạch này sẽ giảm được thời gian chuyên chở thực phẩm đến không ngờ nếu như có trang bị công nghệ đọc mã vạch để xác định liệu trên các phương tiện vận chuyển có loài vật nào gây hại không? Ngoài ra, dự án này sẽ giúp ngăn chặn được việc khai thác trái phép động vật như mua bán qua biên giới các loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, những người tham gia dự án cũng cho hay thời gian để đưa những ứng dụng này vào thực tế còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của khu vực công.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 19, Ngõ 102 Trường Chinh, Quận Đống Đa,

Hà Nội.

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com