Mã Vạch Việt Nam » Công nghệ mã vạch » Mã vạch cho những “món – hàng – người”

Mã vạch cho những “món – hàng – người”

20 bức ảnh cho cảm giác tức thở đến khó chịu. có gì đó thật tàn nhẫn khi gương mặt mỗi người đều bị che bởi bảng mã vạch – loại mã vạch dùng cho hàng hóa!

 

Mã vạch cho những món - hàng - người

 

Phía sau số mã vạch 893 – con số thông báo xuất xứ hàng hóa là từ Việt Nam. Những nhân vật cầm bảng mã vạch che ngang mặt mình. Họ từng là món hàng được bán và định giá như thể đồ vật. Dữ liệu về họ trên bảng mã vạch là năm sinh và ngày tháng bị bắt cóc (hoặc bị bán). Họ gồm những thiếu phụ trẻ, sơn nữ mới lớn, trẻ con đang tuổi đến trường, thậm chí cả bé sơ sinh chưa rời vú mẹ. Có người trong số họ khi được giải cứu trở về Việt Nam, thì gia đình đã bị thảm sát bởi bọn bắt cóc buôn người, hoặc đã ly tán. Cuộc sống an bình của họ bị đứt gãy vào chính cái ngày khủng khiếp được in trên mã vạch bức ảnh.

Nhiếp ảnh gia Na Sơn, tác giả của Mã vạch đã nhiều năm gắn bó với Hà Giang. Anh mong muốn chuyển tải một thông điệp mang tính cảnh báo đến cộng đồng, thông qua loạt ảnh về những nạn nhân của các vụ mua bán và bắt cóc người đã xảy ra ở khu vực biên giới Đông Bắc. Na Sơn chia sẻ: “Tôi bắt đầu đề tài này với thách thức: đã có quá nhiều bài báo viết về nạn buôn người, phải làm sao để cách kể của ảnh khác những câu chuyện báo chí từng viết. Nghệ thuật luôn là con đường ngắn nhất chạm đến cảm xúc, nên tôi chọn cách thể hiện qua góc nhìn nghệ thuật, câu chuyện trong ảnh không trực diện và trần trụi như cách kể của phóng sự ảnh. Sau quá trình gom tư liệu, đọc hồ sơ hàng trăm vụ án buôn bán người, tôi chọn nhân vật và tìm đến họ. Chụp chân dung nạn nhân thì làm sao để bảo vệ nhân thân của họ? Các em bé sẽ lớn lên và đi học, những thiếu nữ sẽ lấy chồng và sinh con, ai cũng cần làm lại hoặc tiếp tục cuộc đời mình trong sự tôn trọng, không định kiến. Ý tưởng về bảng mã vạch nảy ra, không chỉ để che gương mặt thật của các nạn nhân. Các code vạch trên mỗi bức hình không giống nhau, là thông tin về số phận và biến cố cuộc đời của họ”.

Tìm đến những bản làng heo hút, Na Sơn chụp ảnh các nạn nhân trong không gian sống của chính họ, hoặc tại nơi chốn họ từng bị bắt đi. Bọn trẻ và những người đàn bà đang ngồi chơi, đang giặt giũ, cõng củi từ rừng về, đang xay ngô… những khoảnh khắc ấy được ống kính máy ảnh lưu lại. Nếu bỏ đi những bảng mã vạch, có thể sẽ hiện ra từng bức chân dung đẹp, nhưng khi “bịt” bảng mã vạch lên từng gương mặt, thì đầy ngập cảm giác khủng khiếp của sự tàn nhẫn: đẹp hay xấu, già hay trẻ, đều bị xóa sạch dấu hiệu nhận diện, chỉ còn là hàng hóa.

 

Mã vạch cho những món - hàng - người

 

“Nhiều nạn nhân tôi không thể tìm gặp, vì họ đã tự trở lại địa ngục bên kia biên giới mà họ từng được giải cứu ra. Ở Hà Giang, cứ giáp hạt là đói đến mất người. Tôi mới nghe kể, một xã giáp biên có khoảng ngàn đàn ông trốn sang Trung Quốc lao động khổ sai như nô lệ, ở nhà chỉ còn đàn bà và con nít. Tự nguyện làm hàng hóa – đó lại là một câu chuyện khác về những phận đời tận khổ!” – Na Sơn chua xót. Anh kể tiếp: “Trước khi đến gặp các nhân vật, tôi đã đọc kỹ hồ sơ vụ án của họ. Những tình tiết trong hồ sơ rùng rợn hơn nhiều lần câu chuyện hồn nhiên họ kể lại. Tôi bị ám ảnh từ lời tường thuật thật thà, được diễn đạt bình thường đến đáng sợ của các nạn nhân. Chuyện buôn bán người diễn ra quanh họ quá nhiều, nhiều đến nỗi nạn nhân không còn thấy mình là hoàn cảnh dị biệt, đến mức việc số phận con người bị định đoạt như món đồ cũng chỉ như vài chuyện đen tối tất yếu của cuộc sống. Sự chấp nhận thản nhiên ấy mới thật sự khủng khiếp!”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 19, Ngõ 102 Trường Chinh, Quận Đống Đa,

Hà Nội.

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com

 

 

 

 

 

 

 

 

Mã vạch cho những “món – hàng – người”

20 bức ảnh cho cảm giác tức thở đến khó chịu. có gì đó thật tàn nhẫn khi gương mặt mỗi người đều bị che bởi bảng mã vạch – loại mã vạch dùng cho hàng hóa!

+ Phía sau số mã vạch 893 – con số thông báo xuất xứ hàng hóa là từ Việt Nam. Những nhân vật cầm bảng mã vạch che ngang mặt mình. Họ từng là món hàng được bán và định giá như thể đồ vật. Dữ liệu về họ trên bảng mã vạch là năm sinh và ngày tháng bị bắt cóc (hoặc bị bán). Họ gồm những thiếu phụ trẻ, sơn nữ mới lớn, trẻ con đang tuổi đến trường, thậm chí cả bé sơ sinh chưa rời vú mẹ. Có người trong số họ khi được giải cứu trở về Việt Nam, thì gia đình đã bị thảm sát bởi bọn bắt cóc buôn người, hoặc đã ly tán. Cuộc sống an bình của họ bị đứt gãy vào chính cái ngày khủng khiếp được in trên mã vạch bức ảnh.

Nhiếp ảnh gia Na Sơn, tác giả của Mã vạch đã nhiều năm gắn bó với Hà Giang. Anh mong muốn chuyển tải một thông điệp mang tính cảnh báo đến cộng đồng, thông qua loạt ảnh về những nạn nhân của các vụ mua bán và bắt cóc người đã xảy ra ở khu vực biên giới Đông Bắc. Na Sơn chia sẻ: “Tôi bắt đầu đề tài này với thách thức: đã có quá nhiều bài báo viết về nạn buôn người, phải làm sao để cách kể của ảnh khác những câu chuyện báo chí từng viết. Nghệ thuật luôn là con đường ngắn nhất chạm đến cảm xúc, nên tôi chọn cách thể hiện qua góc nhìn nghệ thuật, câu chuyện trong ảnh không trực diện và trần trụi như cách kể của phóng sự ảnh. Sau quá trình gom tư liệu, đọc hồ sơ hàng trăm vụ án buôn bán người, tôi chọn nhân vật và tìm đến họ. Chụp chân dung nạn nhân thì làm sao để bảo vệ nhân thân của họ? Các em bé sẽ lớn lên và đi học, những thiếu nữ sẽ lấy chồng và sinh con, ai cũng cần làm lại hoặc tiếp tục cuộc đời mình trong sự tôn trọng, không định kiến. Ý tưởng về bảng mã vạch nảy ra, không chỉ để che gương mặt thật của các nạn nhân. Các code vạch trên mỗi bức hình không giống nhau, là thông tin về số phận và biến cố cuộc đời của họ”.

Tìm đến những bản làng heo hút, Na Sơn chụp ảnh các nạn nhân trong không gian sống của chính họ, hoặc tại nơi chốn họ từng bị bắt đi. Bọn trẻ và những người đàn bà đang ngồi chơi, đang giặt giũ, cõng củi từ rừng về, đang xay ngô… những khoảnh khắc ấy được ống kính máy ảnh lưu lại. Nếu bỏ đi những bảng mã vạch, có thể sẽ hiện ra từng bức chân dung đẹp, nhưng khi “bịt” bảng mã vạch lên từng gương mặt, thì đầy ngập cảm giác khủng khiếp của sự tàn nhẫn: đẹp hay xấu, già hay trẻ, đều bị xóa sạch dấu hiệu nhận diện, chỉ còn là hàng hóa.

“Nhiều nạn nhân tôi không thể tìm gặp, vì họ đã tự trở lại địa ngục bên kia biên giới mà họ từng được giải cứu ra. Ở Hà Giang, cứ giáp hạt là đói đến mất người. Tôi mới nghe kể, một xã giáp biên có khoảng ngàn đàn ông trốn sang Trung Quốc lao động khổ sai như nô lệ, ở nhà chỉ còn đàn bà và con nít. Tự nguyện làm hàng hóa – đó lại là một câu chuyện khác về những phận đời tận khổ!” – Na Sơn chua xót. Anh kể tiếp: “Trước khi đến gặp các nhân vật, tôi đã đọc kỹ hồ sơ vụ án của họ. Những tình tiết trong hồ sơ rùng rợn hơn nhiều lần câu chuyện hồn nhiên họ kể lại. Tôi bị ám ảnh từ lời tường thuật thật thà, được diễn đạt bình thường đến đáng sợ của các nạn nhân. Chuyện buôn bán người diễn ra quanh họ quá nhiều, nhiều đến nỗi nạn nhân không còn thấy mình là hoàn cảnh dị biệt, đến mức việc số phận con người bị định đoạt như món đồ cũng chỉ như vài chuyện đen tối tất yếu của cuộc sống. Sự chấp nhận thản nhiên ấy mới thật sự khủng khiếp!”.

0/5 (0 Reviews)