Mã Vạch Việt Nam » Công nghệ mã vạch » SỬ DỤNG MÃ VẠCH ĐỂ CẤP THUỐC CHO BỆNH NHÂN

SỬ DỤNG MÃ VẠCH ĐỂ CẤP THUỐC CHO BỆNH NHÂN

Mặc dù nhiều bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế Anh hiện sử dụng mã vạch đối với bệnh án để theo dõi kết quả xét nghiệm song hiếm khí tìm thấy mã vạch trên chính cơ thể bệnh nhân. Các quan chức Bệnh viện Charing Cross hy vọng hệ thống mới sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân bằng cách giảm những sai lầm liên quan tới cấp phát thuốc. Charing Cross chỉ là một trong hai bệnh viện duy nhất trên thế giới thử nghiệm hệ thống mã vạch mới này.

Tủ thuốc Smart Cart

Tủ thuốc Smart Cart.

 

Hệ thống sẽ kết nối bệnh nhân với một chiếc xe đẩy thuốc có gắn máy tính tên là Smart Cart (xe thông minh). Bệnh nhân tại Charing Cross mang một vòng tay có gắn mã vạch. Khi y tá quét mã vạch trong phiên phát thuốc hàng ngày, một chiếc ngăn kéo nhỏ trong xe đẩy công nghệ cao bật mở và bên trong là thuốc dành cho bệnh nhân đó.

Ann Jacklin, giám đốc cấp phát thuốc tại Bệnh viện Charing Cross, cho biết: “”Hiện chúng tôi quét mã vạch trên vòng tay của bệnh nhân giống như trong siêu thị. Ban đầu, chúng tôi lo ngại không biết bệnh nhân có khó chịu khi bị quét giống như một… hộp đậu hay không, song phần lớn họ đều rất thích. Họ dần dần quen với công nghệ này và cảm thấy an tâm””.

Mã vạch kết nối bệnh nhân với loại thuốc đúng của họ thông qua hai hệ thống tự động khác trong bệnh viện. Bác sĩ sử dụng hệ thống máy tính để kê đơn cho bệnh nhân. Hệ thống máy tính đó kiểm soát một cánh tay robot bốc thuốc tại trạm phát thuốc chính của bệnh viện, nơi đặt một tủ thuốc được điều khiển bằng kỹ thuật số. Các y tá gọi nó là “chiếc tủ thần kỳ”. Từ đây, thuốc được cho lên xe Smart Cart. Toàn bộ hệ thống do Công ty MDG Medical của Mỹ chế tạo.

Các nhà quản lý bệnh viện sẽ đánh giá số lỗi liên quan tới phát thuốc trong suốt thời gian sử dụng hệ thống và xác định liệu nó có góp phần… giảm chi phí phát thuốc hay không. Kết quả sẽ được công bố vào đầu năm tới. Bệnh viện John Radcliffe ở Oxford cũng gắn mã vạch cho bệnh nhân truyền máu và sử dụng nó tại Khoa Huyết học để kết nối bệnh nhân với máu xét nghiệm của họ.

 

Vòng tay gắn mã vạch của bệnh nhân

Vòng tay gắn mã vạch của bệnh nhân.

Ngoài những ứng dụng trên, một số bệnh viện trên thế giới còn gắn mã vạch chứa dấu vân tay của trẻ sơ sinh để tránh nhầm lẫn. Một ví dụ điển hình là hệ thống tại Khoa Sản của Bệnh viện La Zarzuela ở Madrid, Tây Ban Nha. Ngay khi được sinh ra, vân tay của bé, cùng vân tay của mẹ, được mã hoá dưới dạng mã vạch điện tử và được đeo vào cổ tay của cả hai mẹ con. Ngoài ra, mã vạch còn chứa những thông tin khác gồm chi tiết của bà mẹ và thông tin về bác sĩ hộ sinh. Trên thực tế, mã vạch hoạt động như một tấm thẻ căn cước dành cho trẻ sơ sinh.

Nếu có nghi ngờ về nhầm lẫn, mã vạch sẽ được quét qua máy để khớp trẻ với mẹ. Maria Burgoa, phó giám đốc điều hành tại La Zarzuela cho biết: “Nhận nhầm tại Khoa Sản không xảy ra thường xuyên tại Tây Ban Nha. Các bậc phụ huynh thường lo ngại về an ninh và an toàn của con họ khi chúng được đưa tới Khoa khác trong bệnh viện. Hệ thống mã vạch giúp giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn này“.

 

 

 

 

 

 

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 8, Ngõ 20 Đại La, Quận Hai Bà Trưng,

Hà Nội

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com

 

 

 

 

0/5 (0 Reviews)