Tag Archives: mã vạch trong đời sống

Tìm hiểu lịch sử các tòa nhà thủ đô Matxcơva nhờ vào mã QR-code

Tìm hiểu lịch sử các tòa nhà thủ đô Matxcơva nhờ vào mã QR-code

Hiện nay, ngoại trừ số nhà, những người dân Moskva và du khách đặc biệt chú ý tới chi tiết có thể nhìn thấy trên các bức tường của một số tòa nhà ở Mát-xcơ-va những hình vẽ đen và trắng nom như mê cung. Đây không phải là trò chơi tìm gián điệp mà là những thông tin được mã hóa về lịch sử ngôi nhà. Theo các thông tin đó, người ta có thể tìm hiểu tất cả mọi chi tiết: ai là người xây dựng, xây khi nào, có gì trong ngôi nhà này trước đây và bây giờ.

 

Tìm hiểu lịch sử các tòa nhà thủ đô Matxcơva nhờ vào mã QR-code

Để thử nghiệm, những “mê cung” đen và trắng như vậy đã xuất hiện trên tường khoảng năm mươi tòa nhà lịch sử ở trung tâm thủ đô Nga. Nhưng trong số 10 người đi bộ thì chỉ có một vài người biết hình vẽ đó nghĩa là gì. Một số người nghĩ rằng đây là trò chơi ô chữ phức tạp, những người khác cho đó là sơ đồ kiến trúc phức tạp. Trong thực tế, đây là QR-code, thiết kế đặc biệt dành cho điện thoại di động. Bạn chụp ảnh hình vẽ đó và ngay lập tức nhận được trên điện thoại của mình tất cả các thông tin về tòa nhà.

Những người dân Moskva hiểu rõ mục đích của QR-code rất hài lòng với phát hiện này. Bây giờ họ chỉ có thể ngay lập tức tìm hiểu thông tin mới và thú vị về ngôi nhà từ lâu quen thuộc. Hàng ngày chúng ta đi ngang qua các tòa nhà tương tự mà không biết trước đây và bây giờ bên trong tòa nhà đó có gì.

Trên tấm QR-code chỉ có những thông tin tối thiểu nhất. Nhưng nếu bạn làm theo những lời khuyên và tải về toàn bộ dữ liệu, bạn có thể biết rất nhiều điều thú vị. Chẳng hạn, các căn hộ trong chung cư được trùng tu cuối thập niên 40, tác giả của dự án nhận được giải thưởng nhà nước. Chẳng hạn, một trong những người giàu nhất trong số các nhà công nghiệp Nga đã sống trong tòa nhà mà ngày nay là Đại sứ quán Na Uy. Để bảo tồn không gian nội thất cổ sang trọng, người Na Uy đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc. Thời nay, hàng năm lễ hội Giáng sinh được tổ chức trong hội trường lớn của tòa biệt thự tuyệt đẹp này.

Với QR-code, bạn không những có thể nhận tổng quan ngắn gọn về lịch sử của tòa nhà, mà còn có thể nghe các tour du lịch âm thanh, và thậm chí xem trông tòa nhà này như thế nào trong quá khứ. Moscow đang có kế hoạch tiếp tục phát triển dự án. QR-code sẽ sớm xuất hiện qua bảng chỉ đường trên đường phố và trên bảng gắn tường trước tòa nhà. Điều đặc biệt là công nghệ này rất đơn giản. Để tạo ra các mã, chỉ cần đăng nhập trang web mà bạn muốn. Một vài giây sau là hình ảnh đã sẵn sàng.

 

 

 

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

 

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 19, Ngõ 102 Trường Chinh, Quận Đống Đa,

Hà Nội.

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com

Áp dụng mã số mã vạch trong quản lý ngân hàng máu

Mã vạch - ngân hàng máu

Qua kinh nghiệm áp dụng hệ thống GS1 của một số nước trong khu vực, các tiêu chuẩn của hệ thống GS1 được áp dụng để quản lý nhiều khâu của bệnh viện (phân bổ cũng như theo dõi quản lý thống kê hàng, vật phẩm trong nội bộ bệnh viện…) và trong khâu trao đổi thông tin, đặt hàng (thuốc men, dụng cụ y tế…) với các đối tác bên ngoài.

Mã vạch - ngân hàng máu

Kết hợp với áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý hậu cần, Hệ thống GS1 cung cấp các công cụ hữu hiệu, góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động của các bệnh viện thông qua việc cung ứng dịch vụ tốt hơn (giảm sai sót, cấp thuốc chính xác, thúc đẩy nhân viên) đảm bảo chất lượng (dữ liệu thời gian thực, truy nguyên thuốc) đưa ra quyết định điều trị tốt hơn (phân định bệnh nhân chính xác, tài liệu chính xác, có kết quả xét nghiệm nhanh chóng) nâng cao sự hài lòng của khách hàng (nội bộ và bên ngoài) nâng cao năng suất, giảm chi phí và rất nhiều lợi ích khác.

 

Hiện nay đã có trên 30 quốc gia thành viên GS1 ở tất cả các châu lục đã sử dụng Hệ thống GS1 để quản lý ngân hàng máu và phân định toa thuốc cũng như đơn vị máu truyền cho bệnh nhân cần điều trị.

* Áp dụng mô hình lập đơn hàng, cung cấp và phân phối máu truyền

Mỗi phòng bệnh giữ một lượng dự trữ máu truyền theo chuyên môn và nhu cầu của họ. Vì 70% sản phẩm đã có mã vạch nên việc quét tại các phòng giúp ngân hàng máu duy trì dự trữ chính xác lượng máu truyền tại tất cả các bệnh viện.

Thông tin về mức lưu kho tại ngân hàng máu có thể được kiểm tra thông qua mạng hệ thống thông tin. Các phòng bệnh nhận cung cấp từ ngân hàng máu và từ phòng thuốc của bệnh viện. Các phòng thuốc giữ một lượng máu truyền tối thiểu (đủ dùng cho 1 tuần) và ngân hàng máu sẽ làm mới lại lượng tồn kho của họ. Phòng thuốc bệnh viện không phải dự trữ nhiều. Dây truyền này giúp giải quyết máu truyền cho bệnh nhân hàng ngày và cố gắng dự trữ đủ dùng cho 1 tuần. Các lệnh được đưa ra bằng cách sử dụng mã số GTIN-13 nội bộ.

Sử dụng các công nghệ ADC và EDI, mức dự trữ được giữ ở mức tối thiểu suốt trong dây chuyền cung cấp từ ngân hàng máu, các bệnh viện khác nhau và các phòng bệnh. Tại ngân hàng máu, dữ liệu được nhập một cách tự động, thông tin này chỉ cần nhập một lần và không cần phải gõ bàn phím tại bất kỳ nơi nào trong dây chuyền phân phối của bệnh viện. Hơn nữa sản phẩm được ghi mã vạch bằng GTIN-13 hoặc GS1-128, được quét và sắp xếp vào cơ sở dữ liệu, được chỉnh sửa kiểm kê tự động.

Kỹ thuật viên về máu truyền/ dược hoặc cán bộ kỹ thuật về máu truyền/ dược (Medical Technical Officers – MTO) có trách nhiệm điều hành quản lý kho dưới sự kiểm soát chiến lược chung của một dược sỹ. MTO với sự cộng tác của cán bộ trợ lý kỹ thuật (Assistant Technical Officer- ATO) theo dõi và kiểm soát việc tiêu thụ máu truyền/ thuốc bằng cách dùng thiết bị nhập dữ liệu tự động.

Hai tuần một lần, ATO đi thăm các phòng và quét các khay có số lượng tối thiểu (toàn bộ khay đựng máu truyền được ghi mã vạch tại phòng thuốc bệnh viện). Sau đó thông tin này được đưa vào hệ thống máy tính, nhắc nhở ngân hàng máu phát đơn hàng một cách tự động. Đồng thời một vé chọn hàng được in ra và đính kèm vào hàng cung cấp (không phải gõ lại thông tin này). Hàng cung cấp được giao 2 lần một ngày. Vì có nhiều máu truyền không có ở phòng thuốc bệnh viện, ngân hàng máu đáp ứng một cách tự động các yêu cầu của phòng bệnh. Hơn nữa trong trường hợp phòng bệnh cần gấp một loại máu truyền nào đó, đơn hàng được chuyển trực tiếp từ phòng bệnh tới ngân hàng máu.

Ngân hàng máu

* Áp dụng cơ sở dữ liệu máu truyền

+ Cơ sở dữ liệu phân phát máu truyền

+ Cơ sở dữ liệu mua máu truyền

* Áp dụng mô hình phân phối máu truyền bắt đầu từ bệnh nhân

Toàn bộ máu truyền được ghi nhãn GTIN-13 ở mức đơn vị liều. Đối với sản phẩm không được ghi nhãn tại nhà sản xuất, phòng thuốc sẽ cấp mã GTIN-13 nội bộ. Mã số GTIN-13 nội bộ cũng được sử dụng để phân loại sản phẩm như đã nêu ở trên.

Mặt khác nhà sản xuất có thể phân định rõ ràng một bịch máu truyền cụ thể bằng cách cấp cho nó một mã số GTIN-13 duy nhất của mình.

Mỗi phòng bệnh nhân giữ dự trữ một lượng máu truyền ở mức đơn vị liều. Để theo dõi và kiểm soát quá trình quản lý máu truyền, mỗi khay chứa máu truyền được gắn một nhãn GTIN-13. Sau đó, cuối mỗi ngày chúng được đưa về phòng thuốc của bệnh viện, tại đây chúng được quét vào máy tính để tính số máu truyền đã dùng. Thông tin quét chẳng những được sử dụng để kiểm soát dự trữ mà còn để cập nhật tài khoản của bệnh nhân và tổ chức bảo hiểm của họ.

Bộ phận tư vấn Mã vạch:

 

TP Hà NộiTP Hồ Chí Minh
Số 19, Ngõ 102 Trường Chinh, Quận Đống Đa,

Hà Nội.

– ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741

– Email: ht@mavachvietnam.com

175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức,

TP Hồ Chí Minh.

– ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191

– Email: kinhdoanh@mavachvietnam.com