Tag Archives: máy in
Máy quét mã vạch | Giấy in mã vạch | Máy in mã vạch
Máy quét mã vạch | Giấy in mã vạch | Máy in mã vạch
Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin, quản lý sản phẩm, thông tin cá nhân, bảo mật thông tin cũng ngày càng mở rộng và ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong xã hội. Từ xác nhận thông tin sản phẩm giá, tên sản phẩm, hãng sản xuất cũng như thành phần trong siêu thị đến thông tin cá nhân của nhân viên, công chức nhà nước hay thẻ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và rất nhiều lĩnh vực được áp dụng công nghệ để quản lý.
Một trong các công nghệ được sử dụng thì công nghệ mã vạch áp dụng rộng rãi nhất và đáp ứng tất cả lĩnh vực khác nhau trong xã hội đảm bảo được chất lượng cũng như thời gian và khả năng linh động cho việc quản lý thông tin được nhanh chóng và tiện lợi hơn. Muốn sử dụng được công nghệ mã vạch vào sản phẩm hay thông tin cho từng lĩnh vực thì phải có đầy đủ: máy in mã vạch, giấy in mã vạch và máy quét mã vạch.
Đầu tiên, một sản phẩm có một mã vạch để nhận biết thông tin được dán lên trên bao bì bằng giấy in mã vạch. Tuỳ vào lĩnh vực sử dụng mà loại giấy in mã vạch cũng khác nhau ví dụ:
– Cho thực phẩm phải dùng loại giấy mã vạch có thể chịu được độ ẩm, nhiệt độ thấp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt độ dính cao để bám chắc lên bề mặt chất bằng nhựa tổng hợp, xé không rách và xé không rách.
– Cho xe hơi, xe máy, đồ điện tử giấy mã vạch phải chịu nhiệt độ cao, môi trường khắc nghiệt và có thể chịu được sự ăn mòn.
– Cho sản phẩm trong công nghiệp sản xuất rượu, bia, nước ngọt giấy in phải có độ dính cao, và chịu nhiệt độ trong suốt quá trình vô chai, vận chuyển, làm lạnh, lưu kho và tiêu thụ.
– Cho kho vận – vận chuyển được in sẵn các nội dụng không thay đổi, có thể in thêm khi sử sụng thì không cần bền nhưng chịu cào xướt tốt.
– Cho thông tin văn phòng có rất nhiều loại giấy gắn địa chỉ, tập tin hồ sơ, nhãn của cd và dvd… thì được sử dụng decal giấy rộng rãi trong ứng dụng này.
Thông tin dữ liệu được lưu trữ trong máy tính sử dụng máy in mã vạch kết nối như một thiết bị ngoại vị để in mã vạch. Người dùng có thể lựa chọn kiểu dáng nhãn mã vạch, nội dung kèm theo, độ phân giải, loại và kích thước mã vạch cần in được hỗ trợ bằng phần mềm. Có nhiều loại máy in mã vạch tuỳ theo nhu cầu sử dụng nhưng chỉ theo hai phương pháp :
– Dùng nhiệt trực tiếp tác động lên giấy cảm nhiệt để tạo ra vệt in.
– Dùng nhiệt làm nóng chảy sáp hoặc nhựa trên ruy băng để tạo ra vệt in.
Tuỳ theo mục đích sử dụng, công suất đáp ứng, điều kiện in như thế nào mà chọn lựa máy in mã vạch cho phù hợp. Trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất máy in nổi tiếng như Sato, Samsung, Zebra, Datamax O’Neil. Trước khi mua nên đọc kỹ thông tin kỹ thuật cũng như sử dụng của từng loại máy để phù hợp với giá cả, mục đích của từng cá nhân hay tập thể. Khi thấy máy in có những sự cố như:
– Máy không nhận mực(ribbon), giấy(decal ).
– Trục roller cuốn không quay, decal không feed ra được.
– Tem in bị nhòe, mờ, bị lệch khổ … không sử dụng được.
– Không sử dụng được máy in, không in được…
Phải liên hệ với bộ phận kỹ thuật để được hướng dẫn sửa chữa nhanh chóng không làm chậm trễ công việc. Ngoài ra điều cần lưu ý khi mua máy in mã vạch là phải chọn các thông số kỹ thuật máy in như: Độ phân giải đầu in, 203, 300, 600dpi.., Tốc độ in : Chiều rộng in tối đa , Bộ nhớ dữ liệu, Vật liệu in để phù hợp với nhu cầu in ấn.
Sau khi dán trên bề mặt của sản phẩm, để sử dụng thông tin cần có một thiết bị chuyên dụng để xác định đó là máy quét mã vạch. Máy quét mã vạch tiếp nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này xử lý. Máy quét thường kèm theo thấu kinh nguồn sáng để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hoá tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.
Mặc khác nhiều loại máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối máy tính.
Trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất đầu đọc mã vạch nhưng cũng chỉ sử dụng hai công nghệ quét cơ bản như sau:
– Sử dụng công nghệ laser để phát ra chùm tia laser quét lên bề mặt mã vạch cho tốc độ quét nhanh chóng.
– Sử dụng công nghệ CCD thường được áp dụng công nghệ chụp lại hình ảnh để có thể đọc được các mã vạch có bề mặt gồ ghề.
Nếu phân loại theo cổng giao tiếp có các loại máy quét như:
– Loại dùng cổng Keyboard (còn gọi là Keyboard Wedge):Các máy quét mã vạch loại cầm tay thường sử dụng loại cổng kết nối này vì nó không cần driver.
Đặc điểm của máy quét mã vạch dùng cổng Keyboard là chỉ cần dùng 1 phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel cũng có thể quét được mã vạch.
– Loại dùng cổng USB :Cũng giống như dùng cổng Keyboard, máy quét mã vạch dùng cổng USB không cần dùng nguồn điện phụ trợ 5VDC từ bên ngoài, mà nguồn điện này được lấy trực tiếp từ cổng nối USB với cường độ dòng điện lên đến 500mA.
– Loại dùng cổng RS-232 (còn gọi là cổng COM):Các máy để bàn và các loại máy quét 2-D hay sử dụng cổng này nhất . Khi dùng cổng RS-232
cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup và quét mã vạch. Trong thực tế, người ta phải viết ra một chương trình riêng cho nó.
Nếu phân loại theo tính năng khi quét thì có :
– Đầu đọc mã vạch tuyến tính hay 1-D:Quét được các loại barcode 1-D thông dụng. Thường đây là loại barcode cầm tay (handheld scanner) phát ra tia sáng thẳng nằm ngang. Tuy nhiên có 1 số loại mã vạch 1-D mà loại máy này không đọc được. Các loại mã vạch 1D: UPC/EAN, UPC/EAN with Supplementals, UCC/EAN 128, Code 39, Code 39 Full ASCII, Code 39 TriOptic, Code 128, Code 128 Full ASCII, Codabar, Interleaved 2 of 5, Discrete 2 of 5, Code 93, MSI, Code 11, IATA, RSS variants, Chinese 2 of 5.
– Đầu đọc mã vạch 2-D: Là loại máy quét hay máy đọc mã vạch 2-D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v… và cũng có thể đọc được các loại mã vạch 1-D.Máy quét mã vạch 2-D dùng tia laser sau đó phản xạ bằng 1 hệ thống lăng kính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch. Vì thế ta dễ dàng dùng máy quét 2D để đọc mã vạch 1-D theo mọi chiều.
Nếu phân loại theo cấu tạo máy quét thì có như sau:
– Đầu đọc mã vạch dạng cầm tay: Dạng cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, dùng để kiểm tra khi in mã vạch. Dạng cầm tay có cả 2 dạng là CCD scanner và Laser scanner và thường là loại tuyến tính.Tuy nhiên cũng vẫn có dạng cầm tay 2-D có thể quét được mã vạch 2 chiều. Đa số các loại Handheld Scanner đều có kèm theo chân đứng và giá đở, do đó dạng cầm tay vẫn có thể để bàn được như thường. Dạng cầm tay là loại scanner rẻ tiền nhất trong số tất cả các chủng loại barcode scanner.
– Dạng Desktop :Là loại scanner nhỏ gọn được kết nối thường xuyên với máy vi tính giống như là 1 thiết bị ngoại vi. Dạng Desktop thường chỉ quét được barcode 1-D và được sử dùng cho các công việc văn phòng, các cơ quan hành chánh có nhu cầu quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu.
– Dạng đọc thẻ, coupon, tài liệu:Là loại máy quét 2-D sử dụng chùm tia laser và có tầm quét xa và rộng. Tốc độ quét của loại này lên đến trên 1000 scans/second. Dạng máy quét dùng để đọc thẻ, phiếu, tài liệu có hình thức rất đa dạng. Có loại có kích thước lớn có chân đứng nhưng cũng có loại nhỏ gọn để bàn có thể xoay được v.v…Có thể sử dụng loại máy quét này ở các quầy tính tiền trong các Club, quầy Bar, cửa hàng ăn uống khi thẻ barcode được sử dụng như là thẻ hội viên (membership).
– Dạng để bàn là dạng để bàn là loại 2-D barcode scanner sử dụng chùm tia sáng laser quét với tốc độ rất cao, có thể quét lên đến tốc độ 2000 scans/second. Với tốc độ này, máy quét rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng. Dạng máy quét để bàn thường được dùng trong các siêu thị hay các trung tâm thương mại cỡ lớn. Kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.
– Dạng kéo thẻ barcode cùng với thẻ từ và thẻ thông minh được ứng dụng trong công nghệ nhận dạng tự động như hệ thống Access Control dùng để mở cửa, hệ thống Time Attendence dùng để chấm công, quản lý nhân sự. Sự khác nhau giữa 1 máy barcode slot reader và 1 máy quét barcode thông thường là ở chỗ khi kéo thẻ barcode, mã số được đưa vào máy quét sẽ tác động 1 hiệu ứng điện và cơ học để làm mở cửa, mở khoá (Access Control), hoặc mã số được đưa vào 1 phần mềm quản lý nhân sự nhằm mục đích chấm công, quản lý nhân viên.
– Dạng không dây “Mẹ bồng con”: Tựa như loại điện thoại “Mẹ bồng con”, loại máy này gồm 2 phần: 1 phần nối với máy tính (coi như máy mẹ) và phần kia là scanner không dây sử dụng Pin sạc. Loại scanner này dùng để quét mã vạch trên các món hàng lớn. Ở loại này thường sử dụng công nghệ kết nối không dây Bluetooth.
– Dạng Portable Data Terminal: Được sử dụng trong hệ thống kiểm kho, kiểm tra hàng hoá trên các kệ hàng hoặc thu thập dữ liệu ở những nơi không có máy tính.
– Dạng máy quét công nghiệp : có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu. Được sử dụng chủ yếu cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền và trong vận chuyển, giao nhận hàng….
Để có một sản phẩm thật tốt và đảm bảo chất lượng cho từng nhu cầu hãy tuân thủ theo các yêu cầu cần thiết chọn sản phẩm như sau:
– Chọn sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng
– Đọc kỹ thông tin kỹ thuật của từng loại, hiểu được ưu điểm và nhược điểm có đảm bảo được việc sử dụng hay không.
– Công suất đảm bảo ra sao, phải có điều kiện kèm theo khi mua như thế nào.
Mã Vạch Việt Nam có 2 văn phòng đại diện :
VP Miền Nam: 175 Tam Châu, Tam Bình, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. – ĐT: 083.729.7190 – Fax: 083.729.7191
VP Miền Bắc: số 19 Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. – ĐT: 043.566.7740 – Fax: 043.5667741
Hãy liên hệ với chúng tôi, để biết thêm thông tin và tư vấn cho khách hàng chọn sản phẩm phù hợp với từng nhu cầu, giá cả và vận chuyển của quý khách.